Những nhân tố tác động tới lượng tiền cơ sở Tiền_cơ_sở

Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về tiền cơ sở với đẳng thức:

H = C + R

trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự trữ bắt buộc. Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc/và thay đổi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng tiền cơ sở. Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên ta có tiếp đẳng thức:

H = C + D×r

trong đó D là lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại, còn r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát.

Giả dụ các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên đều làm lượng tiền cơ sở thay đổi cùng chiều. Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể:

Lưu ý là hai biện pháp sau không chỉ làm thay đổi lượng tiền cơ sở mà còn đều làm thay đổi số nhân tiền tệ, vì vậy chúng là những biện pháp mạnh trong chính sách tiền tệ và hiện nay ít còn được sử dụng. Đối với biện pháp thứ nhất, việc in và đúc tiền cũng có thể gặp hạn chế bởi quy định của pháp luật ở một số quốc gia.